Giới thiệu về ngày lễ Thương khó
HỒ SƠ ÁN TỬ HÌNH:
Địa điểm: Đồi Sọ Gô-gô-tha, thành Giê-ru-sa-lem, xứ Giu-đê, thuộc địa Đế quốc La Mã (nay thuộc nước Israel,
Thời gian: Chiều thứ sáu ngày 15 tháng Ni-san theo lịch Do Thái (quy đổi khoảng ngày 7 tháng 4 năm 33 theo Dương lịch)
Hình thức: Đóng đinh trên thập tự giá
Người định án: quan tổng đốc Bôn-xơ Phi-lát (Pontius Pilate)
Người chịu án: 3 người Do Thái
Lý do:
- Hai tử tội được định tội rõ ràng đã vi phạm luật của nhà cầm quyền La Mã
- Người thứ ba tên Jêsus được treo biển "Vua của người Do Thái" không có nhân chứng, vật chứng nào khẳng định có tội, dù bị tra tấn dã man trước khi hành hình. Lính thi hành án còn phải khẳng định người này vô tội. Nếu người này thực sự phạm thượng do tự xưng là Con ĐỨc Chúa Trời nghĩa là vi phạm luật Do Thái thì theo luật này đáng ra phải xử nội bộ bằng cách ném đá đến chết nhưng điều này không diễn ra nghĩa là không phạm luật Do Thái. Quan tổng đốc Phi-lát cũng đã định xử trắng án và tha bổng vì không tìm được lý do khép tội chính đáng theo đúng luật pháp La Mã, nhưng vì muốn yên ổn cai trị mà làm vừa lòng yêu cầu của các lãnh đạo Do Thái nên tiến hành xử tử không có lý do.
Các sự kiện liên quan ghi nhận ngay khi Jêsus chịu chết:
- Nhật thực, động đất
- Bức màn ngăn cách Nơi Chí Thánh tại Đền thờ Giê-ru-sa-lem bị xé từ trên xuống dưới.
Trên đây là những thông tin về ngày Thương Khó đầu tiên, nói theo ngôn ngữ tư pháp thì đây là một án oan. Nhưng nếu chỉ nhìn dưới góc độ đó, thì án oan này với một người chịu chết liệu có sánh được với hàng triệu người Do Thái chết trong các trại tập trung của Đức Quốc Xã thời Chiến tranh thế giới thứ hai 1941-1945? Chắc chắn là không. Tuy nhiên, theo nguồn tư liệu được hàng tỷ người trên thế giới này biết đến, đó chính là Kinh Thánh, cái chết mà Jêsus mà phải chịu là do tội lỗi của toàn bộ nhân loại, Ngài bị định tội không phải do Ngài gây ra, mà do tội lỗi toàn bộ nhân loại cố tình hay vô ý phạm phải.
Có thể trong tâm lý loài người là luôn muốn chối tội, muốn tránh né những vi phạm mình đã mắc, nên cũng không muốn công nhận rằng có người đã chịu tội thay mình, vì mình mà chịu chết. Do đó, ngày này thường ít được nhắc đến hơn những lễ hội trọng thể như Lễ Giáng Sinh, Phục Sinh trong suốt lịch sử hơn 2000 năm. Nhưng nếu không có Lễ Thương Khó này thì làm sao sau đó có Lễ Phục Sinh (Chúa sống lại từ cõi chết) hay nếu giả sử Chúa Jêsus không chịu chết thì liệu sự giáng sinh của Ngài đến thế giới này còn có ý nghĩa gì cho chúng ta kỷ niệm?
Các giáo hội Đông La Mã, Tây La Mã, Chính thống giáo chỉ có nghi thức kỷ niệm Thứ Sáu Tuần Thánh trong hàng ngũ linh mục là những người có cơ hội đọc và tìm hiểu ý nghĩa của nó trong Kinh Thánh, mà những người bình thường cũng không được tham dự. Đến tận thế kỷ 17, khi xảy ra động đất ở Peru, Công giáo mới bắt đầu nghi thức cầu nguyện 3 giờ "Bảy lời cuối của Chúa Jêsus trên thập tự giá".
Cụm từ "Thương Khó" trong nhiều ngôn ngữ để chịu sự đau đớn mà Chúa phải chịu (thay cho chúng ta) như trong tiếng Đức là Karfreitag nghĩa là "Thứ sáu sầu thảm". Trong tiếng Anh lại gọi là "Good Friday" nghĩa là "Thứ Sáu Tốt Lành", bởi đó là điều tốt nhất cho cuộc đời khi chúng ta tin rằng mình được tha vì tất cả tội lỗi mình đã được Chúa gánh thay rồi. Ngài chính là Đấng Trung Bảo kết nối lại chúng ta với nguồn sự sống - Đức Chúa Trời toàn năng, Cha chúng ta.